Từ vụ cá chết nghĩ về du lịch và con người miền Trung

Biển là thế mạnh của du lịch miền Trung. Tuy vậy trong mùa lễ 30/4 năm nay, các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ thiệt hại lớn bởi tình trạng cá biển chết hàng loạt khiến du khách ngại tắm biển.

Việc nhiều người lên lịch cho chuyến đi biển đã được thực hiện trước nhiều tuần. Tuy nhiên, tình trạng cá biển chết hàng loạt trên diện rộng ở miền Trung, mà bước đầu được nhận định là do ô nhiễm chất độc từ nhà máy ở Vũng Áng, Hà Tĩnh thải ra. Làm không ít người lượng lữ khi muốn đi tắm biển, do lo ngại về an toàn sức khỏe. Khiến ngành du lịch miền Trung được dự báo là “chết lâm sàng” theo con cá. 

Đấy là du lịch, khi nhắc tới miền Trung, là ai cũng nghĩ ngay tới mảnh đất nghèo, khắc nghiệt. Cái khắc nghiệt ở đây được biết tới là thời tiết, thiên nhiên. Khi một mùa thì nóng như lửa đốt, mùa thì mưa bão trắng trời, mùa thì lạnh buốt tái tê. Dường như trời đang thử lòng người (nói để tự an lòng mình).

Nhưng, dường như không chỉ có ông trời đang trêu đùa người dân nơi đây, mà còn có cả bàn tay con người đang tâm.

Nhớ ngày trước, vào mùa mưa lũ, người dân cũng chủ động được thời gian để giằng cố lại mái nhà, dắt con bò, con gà lên nơi cao ráo, bọc kín bọc gạo ít ỏi nhưng dùng cho cả năm, dắt lưng vội mớ khoai lang phơi khô leo lên mái nhà ăn cho ấm bụng ngồi chờ nước rút.

Nhưng vài năm gần đây, sự tình đã thay đổi hẳn, mưa bão chưa vào, nhưng nước đã trắng trời, ngập hết mọi mái nhà tranh, trâu bò, lợn gà chết hết, mớ thóc cuối cùng trong bồ cũng đã mọc mầm. Ngồi trên mái nhà giữa biển trời mênh mông nước, ngậm sao cái cảnh dân mình nó cơ cực tới tang thương. “Bên ngoài trời chỉ một màu mây nước, ở đất nơi mô như đất quê mình”. Âu cũng do hai từ hiện đại - hại điện mà nên.

Người dân biển miền Trung cũng hằn nỗi cơ hàn hơn tất thảy mọi nơi khác. Sự chơi vơi giữa biển cả, khi đứa con thơ chờ cha, người vợi chờ chồng trở về sau cơn bão trong nỗi tuyệt vọng héo mòn.

Rồi sự kiện cá chết hàng loạt dọc biển miền Trung vẫn đang còn nóng hổi, là thêm một cái tròng đè nặng con người miền Trung thấp bé. khi biết bao nhiêu người dân sống bằng nghề biển, khi không còn hải sản để đánh bắt. Nên chẳng thể ra khơi, thôi đành nhịn ăn dăm bữa nửa tháng, rồi tính tiếp.

Mà dù ai có ra biển đánh cá, nếu có được nữa thì cũng chẳng biết bán cho ai. Các bà hàng cá ở chợ thì ngồi đuổi ruồi, nghe nói đâu, hiệu ứng lan tới tận các bà bán cá ở Hà Nội, xa tít miền Bắc.

Những người trước có chút vốn liếng mở đầm tôm, ao cá, giờ cũng đứng trước cảnh nợ nần vì con cá.

Chua chát thay, một vài người được xem là có trách nhiệm, gọi là người đứng đầu để giúp cho dân thoát cảnh “nghèo bền vững”, lại lạnh lùng vô cảm khi có những phát ngôn xa rời, thiếu trách nhiệm kiểu như: bà con cứ ăn cá đi, cứ đi du lịch tắm biển tự nhiên thoải mái không sao hết. Ơ nhưng sao bác biết an toàn? An toàn chứ, rất an toàn là đàng khác, bởi “em có ăn đâu, cả nhà em có ăn đâu”.

Hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra, rồi hội nghị, họp báo, ý kiến… đã rút ra được một kết luận là: Cá chết do bị ô nhiệm. Đợi các cơ quan điều tra, nghiên cứu… sẽ đưa ra đánh giá và thông báo sau.

Trở lại với người dân nghèo miền Trung, giờ có cá chết chứ, trời sập xuống thì cũng thế. Bởi con người nơi đây đã quá quen rồi, quen với trời đày, người đày rồi. Con người miền Trung đã gan góc trong cái khó khăn giữa mảnh đất nhiều thiên tai, giờ lại càng chai lì giữa lòng người nhẹ tênh.

Ngồi bàn luận với mấy người cùng cơ quan giờ giữa trưa về vụ con cá, chỉ là nói vui thôi, nhưng nghĩ có khi lại hợp lý, vụ con cá chết là do nó bị ngạt nước chết đuối mà thôi.

Hiện phần lớn thời gian Du hí đó đây sống ở http://dulichnamchau.info/author/duhidoday. Để đọc  được nhiều bài mới từ Du hí đó đây thì bạn ghé vào link trên nhé. Trang blogger chỉ để chia sẻ một vài tâm tư, trải nghiệm của bản thân thôi.
Share on Google Plus

Giới thiệu

"Thế giới là một cuốn sách, và ai không đi chỉ đọc được một trang" - Vì vậy tôi thích du hí, khám phá thế giới và chia sẻ với mọi người!
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét